Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đợt 2 năm 2018

line
03 tháng 10 năm 2018
THÔNG BÁO
Tuyển sinh bổ sung trình độ Thạc sĩ đợt 2 năm 2018 
     Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Văn Hiến thông báo tuyển sinh bổ sung trình độ Thạc sĩ đợt 2 năm 2018 chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Văn học Việt Nam như sau:
1. Đối tượng tuyển sinh
   a) Thí sinh đã có Bằng tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành.
   b) Thí sinh đã có Bằng tốt nghiệp Đại học ngành gần hoặc ngành khác (Thí sinh học bổ sung kiến thức trước khi dự thi, tham khảo Phụ lục).
2. Hình thức tuyển sinh
   a) Dự thi kỳ thi tuyển sinh do Trường Đại học Văn Hiến tổ chức.
   b) Các thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên hoặc đã có chứng chỉ Ngoại ngữ được miễn thi Ngoại ngữ đầu vào (Phụ lục).
3. Chuyên ngành tuyển sinh và các môn thi tuyển

STT

Chuyên nghành tuyển sinh

Mã số

Môn thi tuyển

1.

Quản trị kinh doanh

8340101

Kinh tế học, Quản trị học, Tiếng Anh

2.

Văn học Việt Nam

8220121

Lý luận văn học, Triết học, Tiếng anh

4. Thủ tục và hồ sơ thi tuyển
   a) Địa điểm phát, nhận hồ sơ
   - Vp. Tuyển sinh: 
     * Số 665 - 667 - 669 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
     * Số 624 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. 
hoặc tải đơn đăng ký dự thi tại địa chỉ website: http://tuyensinh.vhu.edu.vn
   b) Hồ sơ đăng ký thi tuyển
     - Đơn đăng ký thi tuyển theo mẫu của trường Đại học Văn Hiến TẢI TẠI ĐÂY

     - Sơ yếu lí lịch theo mẫu của Trường Đại học Văn Hiến. TẢI TẠI ĐÂY

     - Bản sao Bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
     - Bản sao Bảng điểm đại học (02 bản).
     - Bản sao Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
     - Hai ảnh màu mới chụp (cỡ 3x4).
     - Bản sao chứng chỉ Ngoại ngữ (nếu có).
   c) Lệ phí
     - Lệ phí xét hồ sơ: 100.000 đồng.
     - Lệ phí dự thi: 500.000 đồng.
     - Lệ phí học chuyển đổi và ôn tập (nếu có): 1.000.000 đồng/môn.
5. Thời gian và địa điểm thi tuyển
   a) Nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày ra thông đến ngày 25/11/2018. 
   b) Học bổ túc kiến thức:  Từ 22/10 đến 25/11/2018
   c) Thi tuyển sinh: Ngày 01 - 02/12/2018
   d) Địa điểm thi: 624 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Kế hoạch đào tạo và các điều kiện hỗ trợ của trường Đại học Văn Hiến
   a) Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.
   b) Thời gian đào tạo dự kiến: Chuyên ngành Quản kinh doanh là 1,5 năm và chuyên ngành Văn học Việt Nam là 02 năm.
   c) Thời gian học: Tối thứ 6, cả ngày Thứ 7, Chủ nhật hoặc vào các buổi tối từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong tuần (Sáng: 07h30 -11h50, Chiều: 13h00-17h20, Tối: 18h00-21h30). 
   d) Địa điểm và điều kiện học tập: 
     - Số 665 - 667 - 669 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh 
     - Số 624 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
     - Số 613 Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh. 
   e) Phòng học trang bị máy lạnh và trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, Trường còn mời giảng viên thỉnh giảng từ các Trường đại học danh tiếng, các doanh nhân có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. 
Thí sinh xem thông tin chi tiết về tuyển sinh của Trường Đại học Văn Hiến tại Website: http://tuyensinh.vhu.edu.vn
Tổng đài tư vấn tuyển sinh miễn phí: 18001568, Hotline: 0967 490 333 
Email: tuyensinh@vhu.edu.vn hoặc mba@vhu.edu.vn


PHỤ LỤC
1. Điều kiện dự thi khi thí sinh tốt nghiệp đại học khác chuyên ngành
   a) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

STT

Ngành

Học phần bổ sung kiến thức

Trường hợp 1

Ngành gần: Thí sinh dự thi có ngành tốt nghiệp đại học thuộc khối ngành Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý.

- Lý thuyết tài chính tiền tệ

- Nguyên lý kế toán

- Thống kê kinh doanh

- Kinh tế lượng

Trường hợp 2

Khác ngành: Thí sinh dự thi có bằng đại học không thuộc khối ngành Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý

- Kinh tế vi mô

- Kinh tế vĩ mô

- Marketing căn bản

- Quản trị học

- Lý thuyết tài chính tiền tệ

- Nguyên lý kế toán

- Thống kê kinh doanh

- Kinh tế lượng

   b) Chuyên ngành Văn học Việt Nam


Ngành gần

Học phần bổ sung kiến thức

Thí sinh dự thi có bằng tốt nghiệp đại học các ngành Văn hóa học, Việt Nam học, Đông Nam Á học.

- Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVII

- Văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII - cuối thế kỷ XIX

- Văn học Việt Nam từ 1900-1945

- Văn học Việt Nam từ 1945-1975

- Lý luận văn học (Nguyên lý học, Tác phẩm văn học)

- Chủ nghĩa nhân văn trong văn học


Ghi chú
:  Những thí sinh đã có chứng chỉ Bổ túc kiến thức một trong những học phần trên hoặc đã học một trong những học phần trên trong vòng 05 năm ở bậc đại học (kèm bảng điểm với số tín chỉ học phần hoặc số đơn vị học trình môn học từ 3 trở lên) thì sẽ được xét miễn học bổ sung học phần đó.
2. Đối tượng miễn thi môn tiếng Anh
Thí sinh dự thi có năng lực tiếng Anh thuộc các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
   a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành (ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh).
   b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến đào tạo bằng tiếng Anh theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;
Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh.
   c) Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận, bao gồm:
 


Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6

(Khung VN)

4.5

450 PBT

133 CBT

45 iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

B1

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)
Một số tiếng khác: 

Cấp độ
(CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

B1

TRKI 1

DELF B1
TCF niveau B1

B1
ZD

HSK cấp độ 3

JLPT N3

Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, cơ sở đào tạo cần gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.
3. Đối tượng ­và chính sách ưu tiên 
   a) Đối tượng ưu tiên
Người có thời gian công tác hai năm liên tục từ 02 năm trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, theo qui định của Chính phủ (trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền);
Thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;
Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Con nạn nhân chất độc màu da cam;
Con liệt sĩ.
   b) Chính sách ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định và cộng 1 điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi (Cơ sở và Chuyên ngành).