Những điều cần biết về ngành Công nghệ sinh học ?

line
10 tháng 12 năm 2023
Những điều cần biết về ngành Công nghệ sinh học ?

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao. Với những thành tựu khoa học và công nghệ vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ XX, Công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới. Tại Việt Nam, Công nghệ sinh học có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: nông nghiệp, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và môi trường. Vì vậy nhu cầu nhân lực ngành này trong tương lai dự báo là rất lớn, khi Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến. 

1. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học hiện nay
    Từ 2020 đến 2030, lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần thay đổi bộ mặt của nền sản xuất nông nghiệp của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực trọng điểm được chính phủ đặc biệt chú trọng đầu tư. Theo Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục, đến năm 2025, nước ta sẽ cần ít nhất 35.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện nay còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, do đó cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học chất lượng cao là rất lớn. Có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các cử nhân/kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.

2. Công nghệ sinh học là gì?
   Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. 
    Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:
   Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm ... theo phương pháp truyền thống
   Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...
   Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...
 
3. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học
   Để có thể học tốt và thành công trong ngành Công nghệ sinh học, người học cần có những tố chất sau:
   Có đam mê với khoa học công nghệ: Vì là ngành học thường xuyên tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, đòi hỏi bạn phải thực sự có đam mê khám phá thì mới có thể đi đến thành công. 
   Học tốt các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh: Bởi những kiến thức này vững chắc thì mới tạo cho bạn nền tảng để tiếp thu các kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học. 
   Tư duy logic, tính tỉ mỉ, cẩn thận luôn là tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành này. Do đặc thù công việc thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất, chế biến với những chi tiết nhỏ hay trải qua quy trình nghiêm ngặt nên bạn cần phải cẩn thận và chi tiết. 
   Để thành công trong bất cứ ngành nghề nào thì bạn cũng nên trau dồi kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ của mình vững chắc.
 
4. Bạn sẽ đảm nhận những công việc nào sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học?
   Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như: nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm mới, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, tư vấn, giảng dạy, tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ,… thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học Nông nghiệp (Vật nuôi, Thủy sản, Cây trồng), Công nghệ sinh học Thực phẩm và Sức khỏe, Sinh học Dược phẩm, Lâm nghiệp, Khoa học Hình sự, Công nghiệp nhẹ,
 
5. Bạn sẽ học được những gì khi chọn ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Văn Hiến?
   Ngành Công nghệ sinh học là một trong các ngành tiên tiến thuộc Khoa Kỹ thuật Công nghệ của Trường Đại học Văn Hiến. Chương trình đào tạo của ngành được xây dựng trên nền tảng của các chương trình công nghệ tiên tiến có khả năng giải quyết các nhu cầu thực tiễn thuộc các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư, Y dược và Thực phẩm,…Với mong muốn mang lại nhiều kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực hành cho người học, nhà trường đang nổ lực phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các trường trong và ngoài nước có tầm cỡ liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học. 
   Với đội ngũ giảng viên là những Phó giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành, bao gồm cả trong và ngoài nước; và đạt được những công trình nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể ứng dụng vào thực tiễn. Hệ thống phòng thí nghiệm được quan tâm đầu tư và đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy.
   Khi học ngành Công nghệ sinh học Sinh viên sẽ có được các kiến thức và năng lực như: quản lý, điều hành, thực nghiệm, thí nghiệm thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học. Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi (công nghệ di truyền, nuôi cấy mô động & thực vật, …); Chế biến phân tích các chỉ tiêu trong chất lượng sản phẩm thực phẩm (hóa sinh thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm,…), các chỉ tiêu vi sinh & ứng dụng trong lĩnh vực môi trường (vi sinh ứng dụng trong vật nuôi, trong thủy sản, công nghệ xử lý chất thải,…) & vận dụng sáng tạo vào thực tế sản xuất.
   Bên cạnh được tiếp thu kiến thức từ giảng viên, từ sách vở, sinh viên ngành Công nghệ sinh học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu và đo đạc mẫu, kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, kỹ năng sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại có tính ứng dụng cao. 
 
 6. Ngành Công nghệ sinh học tại Văn Hiến có bao nhiêu chuyên ngành?
   Theo học ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Văn Hiến, sinh viên có thể chọn 1 trong 3 chuyên ngành mình yêu thích như:
   Công nghệ Sinh học Y Sinh: Chương trình đào tạo
   Công nghệ Sinh học Hóa sinh & Vi sinh: Chương trình đào tạo
   Công nghệ Sinh học Nông nghiệp (vật nuôi, thủy sản, cây trồng): Chương trình đào tạo
 Vậy ngành đào tạo là gì? Và chuyên ngành đào tạo là gì?
   Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành. 
   Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. 

7. Các phương thức xét tuyển tại Đại học Văn Hiến
Để xét tuyển vào ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Văn Hiến bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
⏩ Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
⏩ Phương thức 2: Xét tuyển học bạ THPT 
   - Hình thức 1: Xét 5 học kỳ, tổng điểm trung bình 2 học kỳ lớp 10 + 2 học kỳ lớp 11 + Học kỳ 1 lớp 12 + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) đạt từ 18.0 điểm.
   - Hình thức 2: Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12)  + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) đạt từ 18.0 điểm
   - Hình thức 3: Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 2 học kỳ (lớp 12) + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) đạt từ 18.0 điểm.
   - Hình thức 4: Tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 điểm trở lên.
Ngành sức khỏe: Điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển đạt 19,5 điểm và xếp học lực lớp 12 đạt loại khá.
Đối với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước các em vẫn xét tuyển theo cách này.
⏩ Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
⏩ Phương thức 4: Xét tuyển theo kỳ thi riêng đối với ngành Thanh nhạc và Piano
   Kết hợp xét tuyển theo kết quả học bạ THPT môn Văn đạt từ 5,0 điểm cho hình thức 1, 2, 3 và tham dự kỳ thi riêng do Trường tổ chức gồm môn cơ sở và chuyên ngành. 
⏩ Phương thức 5: Xét tuyển thẳng 
    Ngoài các đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Trường Đại học Văn Hiến ưu tiên xét tuyển thẳng các đối tượng theo quy định của trường, gồm: 
  ✏ Diện thứ 1: Thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường chuyên, năng khiếu có điểm trung bình năm lớp 12 đạt từ 6,5 điểm.
  ✏ Diện thứ 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi khoa học kỹ thuật, cuộc thi năng khiếu, thể dục thể thao từ cấp tỉnh/ thành phố và có điểm trung bình chung năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm;
  ✏ Diện 3: Đối với ngành Ngôn ngữ Anh xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.0; TOEFL ITP từ 450; TOEFL iTB từ 45 trở lên, ngành Ngôn ngữ Nhật và chuyên ngành Nhật Bản học đạt điểm JLPT N4, chuyên ngành Hàn Quốc học đạt điểm TOPIK 3, ngành Ngôn ngữ Trung đạt điểm HSK cấp độ 3, và có điểm trung bình chung năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm.
  ✏ Diện thứ 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường có ký kết hợp tác về tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo kỹ năng, có thư giới thiệu của Hiệu trưởng và có điểm trung bình năm lớp 12 đạt từ 6,5 điểm.

8. Các chính sách học bổng tại Đại học Văn Hiến
a. Học bổng tài năng
     - Miễn 100% học phí toàn khóa đối với 01 Thủ khoa đầu vào cấp trường.
     - Giảm 50% học phí toàn khóa đối với 02 Á khoa đầu vào cấp trường.
     - Giảm 30% học phí toàn khóa đối với 30 Thủ khoa đầu vào của 30 ngành.
  b. Chương trình “kết nối niềm tin” hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và có kết quả học tập trung bình khá trở lên được vay học phí với lãi suất 0%.Chương trình phối hợp và do Quỹ Trái tim Hùng Hậu tiếp nhận và phê duyệt thực hiện.
     - Học bổng Chắp cánh ước mơ, số lượng gồm 02 suất, giá trị 130.000.000đ/1 suất.
     - Học bổng Đồng hành cùng Hùng Hậu: giảm từ 15% đến 50% học phí toàn khóa. 
     - Học bổng Khuyến khích học tập, giá trị từ 2.000.000đ đến 4.000.000đ/1 suất.
     - Học bổng Hoàng Như Mai, số lượng 10 suất, giá trị 2.000.000đ/1 suất.
     - Học bổng Quang Trung, số lượng 10 suất, giá trị 3.000.000đ/1 suất.
  c. Chính sách “Học tập suốt đời”:
    - Tân sinh viên từ 26 – 30 tuổi: giảm 35% HP toàn khóa.
    - Tân sinh viên từ 31 – 40 tuổi: giảm 50% HP toàn khóa.
    - Tân sinh viên từ 41 – 50 tuổi: giảm 70% HP toàn khóa.
    - Tân sinh viên từ 51 – 60 tuổi: giảm 85% HP toàn khóa.
    - Tân sinh viên trên 60 tuổi: miễn HP 100% HP toàn khóa.
  dCác hỗ trợ khác
    - Hỗ trợ 70% học phí toàn khóa cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, con thương binh/bệnh binh hoặc người dân tộc thiểu số; hỗ trợ 50% học phí toàn khóa cho sinh viên mồ côi Cha hoặc Mẹ.
    - Cam kết giới thiệu nơi thực tập và làm việc sau khi tốt nghiệp.
    - Được giới thiệu nơi làm việc bán thời gian (part time), thực tập có lương... tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc...).
    - Đảm bảo các điều kiện về chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra của Trường.
    - Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, miễn giảm học phí, xét cấp học bổng tại địa phương, vay vốn tín dụng từ ngân hàng Chính sách xã hội.
    - Đội ngũ giảng viên chọn lọc, tận tâm, có uy tín và giàu kinh nghiệm.
    - Có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) theo quy định của Bộ GD&ĐT.

HÌNH THỨC NỘP HỒ SƠ
   Thí sinh có thể nộp hồ sơ về Trường Đại học Văn Hiến bằng đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh.
   
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: https://ts.vhu.edu.vn/
   Để được tư vấn thêm thông tin thí sinh có thể liên lạc theo kênh thông tin bên dưới:

TRỤ SỞ CHÍNH:
613 Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM;

CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
- Harmony Campus: 624 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Tp.HCM;
- HungHau Campus: Đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu đô thị Nam thành phố, TP.HCM;
- Heart Campus: 736 – 738 – 740 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM;
- myU Campus: 665 – 667 – 669 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP.HCM;

   Tổng đài (miễn phí): 1800 1568 
   Website: https://vhu.edu.vn/
   
Fanpage:https://facebook.com/vhu.edu.vn

 >>Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tiếp TẠI ĐÂY

 >>Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh đăng ký TẠI ĐÂY