Mô hình đào tạo Nhà trường và Doanh nghiệp

line
tháng năm

Mô hình đào tạo Nhà trường và Doanh nghiệp

Có một nghịch lý đang tồn tại giữa giáo dục và nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp đó là: Sinh viên ra trường không tìm được việc làm trong khi đó các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động sau đào tạo đáp ứng nhu cầu. Nguyên nhân là việc đào tạo trong nhà trường vẫn chưa “gần” với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường thiếu nhiều kỹ năng mềm, nhiều kiến thức thực tế công việc... Để giải quyết bài toán nan giải này, việc nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” nhau trong việc đào tạo là nhu cầu tất yếu.

Rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách giúp sinh viên thích ứng nhanh hơn với công việc sau khi ra trường đi làm và việc gắn kết với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ thực tập cho sinh viên hay là việc xin cấp học bổng mà cần vào đi vào thực chất về nhu cầu thực sự từ doanh nghiệp..

Từ con số đáng báo động

Một điều dễ nhận thấy và xuất hiện liên trên các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây là tình trạng “cung vượt cầu thị trường lao động” trong mối quan hệ giữa sinh viên tốt nghiệp và các nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp. Hay nói một cách chính xác hơn là nguồn nhân lực được đào tạo hiện nay từ các trường Đại học, Cao đẳng không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng chung của các doanh nghiệp, doanh nghiệp kêu ca cần phải đào tạo lại. Điều này dẫn đến hàng năm lượng sinh viên ra trường không tìm được việc làm hay đang làm “trái ngành, trái nghề hoặc, tạm bợ” một công việc nào đó hoàn toàn trái với “chuyên môn” đang có xu hướng ngày càng nhiều và có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới khi giáo dục đại học đang thay đổi toàn diện.

 Con số 162.000 người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp mới được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố khiến dư luận phải giật mình. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, lỗ hổng hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng và chất lượng đào tạo các trường Đại học, Cao đẵng hiện nay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến độ lệch giữa đào tạo và thực tiễn.

 Một cuộc khảo sát trực tuyến của CareerBuilder với hơn 1,000 nhà tuyển dụng ở các công ty khác nhau cho rằng:

  • Kinh nghiệm các em sinh viên ít liên quan đến ngành sẽ làm việc sau khi ra trường.
  • 23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ.
  • 63% trong số họ xem những kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên quan rất có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không quan tâm đến điều đó.
  • Thiếu tham vọng và lòng đam mê cũng là yếu tố mà CareerBuilder đưa ra trong các nguyên nhân chưa đáp ứng từ sinh viên. Tham vọng tìm kiếm một công, đam mê đeo đuổi đến cùng để chinh phục trong công việc luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham vọng và đam mê nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở thành một người cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi "Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?" thì trong câu trả lời, bạn nên chú trọng vào những điểm mạnh của công ty và những thách thức ở vị trí đó chứ không nên tỏ thái độ "được thì được mà không được thì thôi" đối với công việc này.

6

(Sinh viên Văn Hiến trong buổi học kỹ năng mềm)

Đến mô hình kết hợp giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

 Để giải quyết bài toán thực tế giữa nhà trường và Doanh nghiệp, trong năm 2012 Đại học Văn Hiến đã tìm kiếm các cơ hội nhằm thay đổi chất lượng đào tạo bằng cách liên kết với Hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội giao lưu tiếp cận với thực tế và Nhà trường cũng có các thông tin để thay đổi các chuyên ngành, chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tiên phong trong việc này là Khoa Quản trị kinh doanh với 9 chuyên ngành trong đó có 5 chuyên ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp như: Quản trị doang nghiệp  thuỷ sản, Quản trị dự án, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Riêng việc đào tạo kỹ năng mềm thì theo WB (World Bank, tháng 11.2013) thì: Người thành đạt chỉ có 25% là do trình độ chuyên môn, bằng cấp và 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm. Khi vào Trường đại học Văn Hiến, sinh viên được đào tạo các kỹ năng mềm theo phương pháp tương tác giữa Thầy và trò, việc đào tạo này giúp trang bị cho sinh viên những kỹ năng ra trường đáp ứng ngay được các yêu cầu cơ bản làm việc tại doanh nghiệp.

Hoặc gần đây nhất năm 2013 Nhà trường đã ký hợp tác với Công ty Trần Hân, theo đó ĐH Văn Hiến cam kết cung cấp nguồn nhân lực 30 sinh viên lớp đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thủy sản có kiến thức chuyên môn cũng như đạt tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học và thành thạo các kỹ năng, có phẩm chất tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nhân lực doanh nghiệp.

Về phía công ty Trần Hân cam kết mức lương khởi điểm khi sinh viên ra trường là 10 triệu đồng/tháng và công ty tiếp nhận sinh viên tham quan thực tế, kiến tập và thực tập tại doanh nghiệp.

7

(Trường ĐH Văn Hiến và công ty Trần Hân ký thỏa thuận hợp tác đào tạo)

Góp ý