Khoa Kỹ thuật - Công nghệ

line
19 tháng 12 năm 2016

1. Ngành Công nghệ thông tin (Chuyên ngành Hệ thống thông tin Mạng máy tính và truyền thông)
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể nắm vững lý thuyết và thành thạo các kỹ năng thực hành cơ bản và chuyên sâu của chuyên ngành đào tạo. Đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Cử nhân ngành Công nghệ thông tin có thể ứng dụng công nghệ tin học một cách có hiệu quả vào việc thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng Internet, Intranet, LAN, WAN, có khả năng tư vấn, phối hợp các dịch vụ liên quan đến hệ thống thông tin, sản xuất các phần mềm, quản lý kinh doanh, … và các  lĩnh vực kinh tế khác ứng dụng công nghệ tin học. Trên cơ sở các kiến thức được trang bị ở trình độ đại học, người học từng bước hoàn thiện khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học sau Đại học và trên Đại học.
Cơ hội việc làm: 
Cử nhân Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các cơ quan tư nhân, nhà nước như khách sạn, bưu điện, trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp; Quản lý dự án phần mềm cho các công ty trong và ngoài nước; thiết kế lập trình web, lập trình mobile; cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho các doanh nghiệp kinh doanh như chứng khoán, ngân hàng hay thương mại điện tử, hoặc có thể tham gia giảng dạy ở các Trung tâm dạy nghề, các Trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học…

2. Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông (Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa)
Điện tử, truyền thông là ngành công nghệ cao, ngành của hiện tại và tương lai, do đó tiếp tục phát triển mạnh và cần nguồn nhân lực lớn.
Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông cung cấp cho xã hội đội ngũ kỹ sư điện tử, truyền thông có khả năng khai thác, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông, tự động, các dây chuyền sản xuất và mạng truyền thông; tổ chức, quản lý một mạng thông tin, viễn thông nội bộ của một cộng đồng dân cư hay một cơ quan, doanh nghiệp, có khả năng tham gia thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị điện tử, viễn thông; tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông trong công nghiệp và trong đời sống dân dụng
Cơ hội việc làm: 
Kỹ sư ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông có thể làm việc tại các công ty sản xuất, doanh nghiệp về điện tử và viễn thông, Bưu điện, Sở bưu chính viễn thông, các công ty viễn thông truyền số liệu, các nhà cung cấp mạng thông tin di động (Viettel, Vinaphone, Mobiphone,…), các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, đài truyền thanh – truyền hình, công ty truyền hình cáp (công ty VTC, SCTV, HTVC,…).
Ngoài ra, kỹ sư ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông còn có nhiều cơ hội việc làm tại các tập đoàn sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử hàng đầu thế giới: Sony, Samsung, LG,…, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ điện tử, viễn thông, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống điện tử, viễn thông; các dây chuyền sản xuất; thiết kế mạch in, hoặc có thể tham gia giảng dạy ở các trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

Góp ý